Bảo Tàng Chăm Đà Nẵng | Khám Phá Nền Nghệ Thuật Điêu Khắc độc đáo

Bảo Tàng Nghệ Thuật điêu khắc Chăm là bảo tàng duy nhất ở Đà Nẵng tại Việt Nam. ở Bảo Tàng chuyên lưu giữ, các di tích vật dụng thời xưa của người dân Chăm Pa. Để tìm hiểu Bảo Tàng Chăm Đà Nẵng có gì, địa chỉ nằm ở đâu, giá vé bao nhiêu, mấy giờ mở cửa..Cùng Atdanang.com tìm hiểu về khu di tích nghệ thuật này nhé !

Giới thiệu lịch sử về Bảo Tàng Chăm Đà Nẵng

Vào cuối thế kỷ 19 người Pháp Charles Lemire đã đem các cổ vật được khai thác trong quá trình công tác khảo cổ Văn Hóa Chăm về tại Đà Nẵng Trưng bày.

Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng tuy không cao nhưng có dáng vẻ của sự cổ kính, được xây dựng từ tháng 7 năm 1915 với sự giúp đỡ của nhà bác học người Pháp, cho đến 1919 thì bảo tàng được khánh và lưu giữ hơn 160 cổ vật.

Sau gần 30 năm tức năm 1946 do chiến tranh loạn lạc, cướp bóc bảo tàng mất khoảng 10 cổ vật hiện đang lưu lạc bên Lào. Và qua nhiều lần tu bổ, bảo tàng được hoàn thiện và giữ được hình dáng như ngày nay

Về Kiến Trúc thiết kế Bảo Tàng Chăm

Được thiết kế kiến trúc độc đáo theo phong cách Pháp kết hợp với phong cách của người Chăm. Đường dẫn đến bảo tàng mọc nhiều cây hoa dại và bãi cỏ xanh thu hút người đến đây. Ngay tại khoảng sân đã có những bức tượng điêu khắc Chăm bằng đá, chính hình ảnh này thu hút được sự tò mò của du khách đến đây.

Nhìn từ bên ngoài, du khách có thể nhầm tưởng rằng bảo tàng điêu khắc Chăm nhỏ. Tuy nhiên, bên trong lại ngược lại hoàn toàn, không gian bảo tàng điêu khắc Chăm rất rộng lớn và được chia thành các phòng trưng bày khác nhau.

Bảo tàng Chăm nằm ở đâu

Bảo tàng Chăm nằm ngay trung tâm thành phố, nơi ngã tư giao cắt của hai con phố đẹp nhất nhì Đà Nẵng là đường 2/9 và đường Trương Nữ Vương.

Là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng. Đây là nơi lưu giữ những cổ vật Chăm với quy mô lớn nhất cả nước, là nơi lưu giữ lại ký ức về một thời vàng son của nền văn hóa người Chăm.

Bảo tàng Chăm là nơi lưu giữ cổ vật mang giá trị văn hóa của người Chăm từ thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. Đây là một địa danh thu hút nhiều người tham quan khi đến Đà Nẵng.

Địa chỉ : Số 02 Đ. 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng 550000

Giờ mở cửa : 7h sáng đến 17h chiều

Điện Thoại : 0236 3572 935

Giá vé Bảo Tàng Chăm Đà Nẵng 2022

Người lớn : 60.000đ

Trẻ em dưới 16 tuổi miễn phí

Trên 16 tuổi : 5.000đ

Bảo Tàng Chăm Đà Nẵng có gì

Phòng trưng bày Trà Kiệu

là di tích thuộc xã Duy Sơn – Huyện Duy Xuyên – Tỉnh Quảng Nam. Vào cuối những năm thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.  Các nhà sư tầm cổ vật đã tìm thấy các cổ vật điêu khắc đá gồm 1 chiếc Linga, những mảnh vỡ của Đài Thờ và những phù điêu khác

Vào năm 1927 – 1928 tại khu di tích Trà Kiệu được tiến hành khai quật bởi Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tìm thấy nhiều hiện vật và nền móng các đền tháp

So sánh và đối chiếu thì một số nhà khảo cổ đã xác định Trà Kiệu đã từng là khu Kinh Đô Của vương Quốc Chăm Pa

Đài Thờ

Niên đại: Thế kỷ VII – VIII

Xuất xứ: Trà Kiệu, Quảng Nam

Kí hiệu: BTC 95

Chất liệu: Sa thạch

Đài Thờ là nơi nối liền Trời và Đất, nối thần linh và đền tháp. Đài Thờ Trà Kiệu gồm

Phía trên là Linga

Ở giữa là bệ Yoni gồm 2 thớt tròn được thiết kế trang trí các cánh hoa sen đối xứng nhau

Phía dưới là bệ vuông

Đài thờ Trà Kiệu được xem là một trong những kiệt tác, thu hút rất nhiều nhà khảo cổ đến xem, và nghiên cứu

Visnu

Niên đại: Thế kỷ VII – VIII

Xuất xứ: Trà Kiệu, Quảng Nam

Kí hiệu: BTC 142

Chất liệu: Sa thạch

Visnu là vị thần mặt trời tượng trưng cho ban trưa, bình minh và hoàng hôn. Bức phù điêu Visnu ngồi trên rắn Naga mang giá trị nghệ thuật và tính thẩm mỹ rất cao

Linga – Yoni

Niên đại: Thế kỷ VII – VIII

Xuất xứ: Trà Kiệu, Quảng Nam

Kí hiệu: BTC 104

Chất liệu: Sa thạch

Linga có ba phần, tượng trưng cho ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo được gọi là Tam vị nhất thể

Phần trên là khối hình trụ tròn tượng trưng cho thần Siva hay còn gọi là Thần Hủy Diệt

Phần giữa là khối bát giác tượng trưng cho thần Visnu hay còn gọi là Thần Bảo Tồn

Phần cuối cùng là khối vuông tượng trưng cho thần Brahma hay còn gọi Thần Sáng Tạo. Đây là một trong những loại hình Linga khá phổ biến ở Chăm.

Phòng trưng bày Mỹ Sơn

Khu di tích mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam được xem là một khu tín ngưỡng quan trọng của người Chămpa. Những cổ vật trưng bày tại đây tượng trưng cho nhiều phong cách nghệ thuật điêu Khắc Chăm

Đản Sinh Brahma

Niên đại: Thế kỷ VII – VIII

Xuất xứ: Mỹ Sơn, Quảng Nam

Kí hiệu: BTC 25

Chất liệu: Sa thạch

Là cổ vật được trang trí trên vòm cửa Tháp Mỹ Sơn E1. Chủ đề về một truyền thuyết hình thành vũ trụ của người Ấn Độ xưa.

Bức chạm minh họa thần Visnu nằm trên biển vũ trụ mênh mông đen tối, được nâng đỡ bởi rắn thần Shesha 7 đầu, tay phải thần đỡ dưới đầu, tay trái giữ chặt cuống sen mọc ra từ rốn, trên đài sen thần Brahma ra đời trong tư thế thiền định và sau đó thần Brahma sáng tạo ra thế giới

Đài Thờ

Niên đại: Thế kỷ VII – VIII

Xuất xứ: Mỹ Sơn, Quảng Nam

Kí hiệu: BTC 6

Chất liệu: Sa thạch

Đài Thờ mô tả chi tiết kiến trúc của một ngôi tháp như: các bậc cấp, vòm cửa, trụ cửa, động vật, hoa lá. Điểm nhấn ở cổ vật là hình ảnh các tu sĩ Ấn Độ giáo sống hòa mình cùng thiên nhiên và muôn thú

Phòng trưng bày Đồng Dương

là trung tâm Phật giáo của người Champa. Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo tại Đồng Dương cho thấy sự phát triển của Phật giáo Đại thừa tại Champa. Và cho ta thấy phần nào sự nguy nga, tráng lệ của khu đền tháp và Phật viện này.

Bồ Tát

Niên đại: Cuối thế kỷ IX – Đầu thế kỷ X

Xuất xứ: Đồng Dương, Quảng Nam

Kí hiệu: 535/KL103

Chất liệu: Kim loại

Bồ Tát Tara là một pho tượng bằng đồng cao 1.15m, được tìm thấy vào năm 1978. Cổ vật này là một trong những tượng Tara bằng đồng quan trọng của vùng Đông Nam Á

Đài Thờ Đồng Dương

Niên đại: Cuối thế kỷ IX – Đầu thế kỷ X

Xuất xứ: Đồng Dương, Quảng Nam

Kí hiệu: BTC 168

Chất liệu: Sa thạch

là nơi thờ bồ tát Lakshmindra Lokeshvara một vị thần của Phật viện Đồng Dương. Quanh bệ thờ có 20 hình điêu khắc. Mỗi hình điêu khắc có những nội dung khác nhau. Ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu sâu hơn về Đài Thờ Đồng Dương để đem đến thông tin cho khách tham quan

Phòng trưng bày Tháp Mẫm

là một khu di tích người Chăm thuộc xã Nhơn Thành tỉnh Bình Định. Những cổ vật tìm được tại Tháp Mẫm có tính phức tạp, tỉ mỉ

Brahma

Niên đại: Cuối thế kỷ XI

Xuất xứ: Tháp Mẫm, Bình Định

Kí hiệu: BTC 235

Chất liệu: Sa thạch

được xem như là một vị thần Thông Thái, Thần Sáng Tạo, được thể hiện với bức phù điêu 3 mặt. Tại phù điêu Brahma này thể hiện thần ngồi trên lưng ngỗng Hamsa

Rồng

Niên đại: Thế kỷ XII

Xuất xứ: Tháp Mẫm, Bình Định

Kí hiệu: BTC 222

Chất liệu: Sa thạch

Rồng là một linh vật tượng trưng cho uy quyền, ở nhiều quốc gia Phương Đông. Trong bức cổ vật Rồng này là sự kết hợp giữa rồng và nhiều con vật khác nhau. Chân giống Sư Tử – Đầu giống thủy quái Makara – Đuôi giống cá Sấu.

Phòng trưng bày Huế Quảng Bình Quảng Trị

Các tỉnh Huế Quảng Bình Quảng Trị nằm ở phía Bắc Đèo Hải Vân là một vùng của vương quốc Chăm ngày xưa. Vào năm 2011 tìm thấy một tháp Chăm nhỏ ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bồ Tát

Niên đại: Thế kỷ IX – X

Xuất xứ: Đại Hữu, Quảng Bình

Kí hiệu: BTC 188

Chất liệu: Sa thạch

Phòng trưng bày Đà Nẵng

Gồm nhiều cổ vật tìm thấy ở các khu di tích Phong Lệ, Quá Giáng, Xuân Dương trước năm 1975. Sau năm 1975 tìm thấy thêm những hiện vật ở các di tích An Sơn, Khuê Trung, Gò Đùi

Vào những năm 2012- 2014 đã tìm thấy nhiều hiện vật ở khu di tích Phong Lệ và Cấm Mít mang ý nghĩa tín ngưỡng tại các lòng tháp Chăm sâu dưới mặt đất

Những hiện vật tìm thấy được các nhà khảo cổ cho biết Khu Vực Đà Nẵng là vùng kinh tế, giao thương của vương quốc Chăm từ thế kỷ IX đến XIII.

Siva

Niên đại: Thế kỷ X

Xuất xứ: Phong Lệ, Đà Nẵng

Kí hiệu: BTC 84

Chất liệu: Sa thạch

Thần Siva trong bức phù điêu này biểu tượng cho sự Quyền Năng tuyệt đối và Hoàn Hảo nhất. Theo Ấn Độ giáo Thần Siva sẽ thực hiện các vũ điệu thần thánh của mình để hủy diệt vũ trụ cũ không còn sức sống và chuẩn bị cho quá trình sáng tạo ra vũ trụ mới.

Phòng trưng bày Quảng Nam

là một trong những khu di tích trong trọng của Vương Quốc Chăm ngày xưa. Tại Quảng Nam đã tìm thấy nhiều khu di tích lớn như kinh thành Trà Kiệu, thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương

Những cổ vật tìm thấy được trưng bày độc lập tại các Phòng Trà Kiệu, Phòng Mỹ Sơn và Phòng Đồng Dương

Sau năm 1975 tiếp tục khai quật và phát hiện các di tích Khương Mỹ, An Mỹ, Phú Hưng, Chiên Đàn. Các di tích này môt tả nền nghệ thuật Chăm phát triển tại 1 vùng qua nhiều thời kỳ của Vương Quốc Champa

Krisna

Niên đại: Thế kỷ X

Xuất xứ: Khương Mỹ, Quảng Nam

Kí hiệu: BTC 89

Chất liệu: Sa thạch

Là 1 trong 10 kiếp hóa thân của thần Siva. Bức phù điêu Krisna kể lại câu chuyện, Krisna đã thuyết phục những người chăn bò thờ cúng thần núi Govardhana, từ bỏ lòng trung thành với thần Indra

Để trừng phạt sự phản bội của dân Indra đã gây mưa bão, làm ngập lụt, phá huỷ mùa màng, gia súc.

Để cứu dân làng Krisna dùng tay nâng ngọn núi Govardhana 7 ngày 7 đêm để dân làng và gia súc đứng nấp bên dưới

Phòng trưng bày Quảng Ngãi

Vào Năm 1904 một cuộc khai quật ở di tích Chánh Lộ – Quảng Ngãi đã tìm thấy khu đền tháp lớn, có niên đại vào khoảng thế kỷ XI cùng với nhiều hiện vật.

Đầu năm 2017, một nền móng tháp Chăm được phát hiện ở núi Thiên Bút, gần với di tích Chánh Lộ.

Vũ nhạc cung đình

Niên đại: Thế kỷ XI

Xuất xứ: Chánh Lộ, Quảng Ngãi

Kí hiệu: BTC 162

Chất liệu: Sa thạch

Durga

Niên đại: Thế kỷ XI

Xuất xứ: Chánh Lộ, Quảng Ngãi

Kí hiệu: BTC 163

Chất liệu: Sa thạch

Phù điêu thể hiện nữ thần Durga trong tư thế múa. Nữ thần có bốn cánh tay: Hai tay bên dưới với một tay cầm chuỳ và một tay cầm bình đựng nước có vòi; hai tay bên trên với một tay cầm búp sen và một tay đang bắt quyết (mudra) với ngón tay giữa và ngón tay cái chụm lại Theo tiếu tượng học của Ấn Độ cử chỉ này tượng trưng cho việc truyền đạt trí thông minh.

Phòng trưng bày Bình Định – Kon Tum

Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ cho hay Bình Định từng là trung tâm của Vương Quốc Champa. Ở Bình Định có những khu tháp Cánh Tiên, Thủ Thiện, Dương Long, Bình Lâm, Hưng Thạnh

Bệ thờ

Niên đại: Thế kỷ XII

Xuất xứ: Bình Định

Kí hiệu: BTC 198

Chất liệu: Sa thạch

Là một phần của đế thờ được điêu khắc tinh xảo. Bệ Thờ được tìm thấy tại khu vực Tháp Mẫm – Bình Định

Phòng trưng bày Văn khắc

Các văn bản khắc trên bia thường nhân danh các vị vua, các người trong hoàng tộc hoặc quan lại cao cấp; nội dung văn bia cho chúng ta biết những thông tin về đời sống xã hội và tín ngưỡng của vương quốc Champa cũng như mối quan hệ của Champa với các nước láng giềng.

Bia

Niên đại: Thế kỷ VII

Xuất xứ: Tháp Mỹ Sơn B6, Quảng Ngãi

Kí hiệu: BTC 4

Chất liệu: Sa thạch

Được tìm thấy gần cánh tây của công trình B6 tại Mỹ Sơn năm 1903, chuyển về Bảo tàng năm 1918.

Bia này được lập vào ngày 19 tháng 5 năm 687 sau CN (609 theo lịch Saka), được viết bằng chữ Sanskrit. Nội dung ca tụng về vua Prakasadharma, người đã dâng cúng cho thần Isanesvara và thần Bhadresvara (được thờ dưới dạng linga) một ngôi đền (kiến trúc hình vòm) và một Kosa (một lớp bọc). Các thần được so sánh như mặt trăng và mặt trời, cũng như trụ cột cho danh tiếng của nhà vua, là những biểu tượng vĩnh hằng cho vinh quang của ngài.

Đến Đà Nẵng, bạn thuê xe máy và tự mình di chuyển đến bảo tàng Chăm để cùng chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu về văn hóa của người Chăm thông qua những bức tượng điêu khắc nơi đây.

Bảo Tàng Chăm Đà Nẵng | Khám Phá Nền Nghệ Thuật Điêu Khắc độc đáo

Đăng bởi Gia Huy vào Tháng Năm 21, 2022

Mời bạn nhấn vào 2 liên kết dưới đây để tham khảo dịch vụ

Bài viết khác:

Thuê Xe Máy tại Đà Nẵng

Địa chỉ: 126/6 Trần Cao Vân Thanh Khê Đà Nẵng

Email: Xemaygiahuy@gmail.com

Điện thoại : 0903 529 586