Top

Lụa Hội An – Nơi lưu giữ vẻ đẹp truyền thống phố Hội

Làng lụa Hội An là một dự án văn hóa. Một làng nghề truyền thống. Nhằm giới thiệu về lịch sử và văn hóa của nghề tơ lụa hơn 300 năm ở mảnh đất vốn dĩ cổ kính, giàu truyền thống văn hóa này. Cũng vì thế, làng lụa Hội An là địa điểm hấp dẫn. Ẩn chứa nhiều vẻ đẹp mà nếu bỏ lỡ trong chuyến đi về xứ Quảng. Cùng Thuê xe máy tại Đà Nẵng Gia Huy tìm hiểu qua về Làng Lụa ở bài viết sau nhé

Làng Lụa Hội An

Nằm ở số 28, đường Nguyễn Tất Thành. Cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 1km về phía Tây. Làng lụa Hội An được xem là “bảo tàng sống” về nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Tại ngôi làng này có gian thờ Bà chúa tằm tang Đoàn Thị Ngọc – Đoàn Quý phi (1601-1661). Bà tổ của nghề tơ tằm xứ Quảng. Hai bên gian thờ là không gian trưng bày các mẫu trang phục lụa của các dân tộc Việt Nam. Phong cách thời trang lụa qua các thời kỳ.

Đặc biệt, trong không gian làng lụa Hội An. Còn lưu giữ hơn 40 gốc dâu hàng trăm năm tuổi. Và nhiều giống dâu được trồng ở mọi miền đất nước.

Thú vị hơn cả vẫn là hình ảnh những chú tằm nhả tơ. Tạo kén trên những cành dâu, giữa khí trời. Đây cũng là phương pháp tạo kén tự nhiên của người Chăm. Kén vàng từ những con tằm được nuôi bằng phương pháp tự nhiên này. Cho ra loại tơ chất lượng, với mỗi kén tơ dài cả nghìn mét.

Làng Lụa Hội An

Theo trang mạng du lịch Trip Advisor hàng đầu của Mỹ. Các du khách đã bình chọn làng lụa Hội An là điểm đến hấp dẫn thứ 3 tại Hội An (sau chùa Cầu và nhà Cổ).

Khám phá làng lụa Hội An vào thời điểm nào là lý tưởng nhất

Thời điểm đến du lịch làng lụa Hội An tuyệt nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Trời ít mưa, khí hậu dễ chịu. Tránh đi vào mùa hè vì nhiệt độ tăng cao, rất oi bức. Mùa mưa từ tháng 10 – tháng 11 cũng có nhược điểm là không gian ẩm ướt do mưa nhiều và nặng hạt.

Đến làng lụa Hội An bằng cách nào?

Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Đáp xuống sân bay Đà Nẵng đi về Hội An có hai cách:

– Đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km. Đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km là đến Hội An.

– Đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn. Vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đến Hội An khoảng 30km.

Từ trung tâm Hội An, bạn có thể di chuyển đến làng lụa. Bằng xe bus, taxi, xe ôm, xích lô hoặc thuê xe máy. Giá thuê xe máy từ 80.000 – 100.000 VND/ngày. Nhưng thú vị nhất khi đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp. Vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này. Giá thuê một chiếc xe đạp là 30.000VND/ngày.

Làng lụa Hội An có gì để khám phá?

Theo lối đi nhỏ thẳng tắp đến những ngôi nhà cổ. Du khách sẽ được tham quan nhà Rường (hay còn được gọi là nhà Việt cổ). Và khám phá phong cách kiến trúc độc đáo. Hoài cổ, đậm nét triết lý phương Đông từ thế kỷ XIX. Kiến trúc nhà Rường phần nào điểm tô thêm giá trị cổ kính truyền thống cho không gian đặc trưng của làng Lụa Hội An!

Làng được tái hiện gần như nguyên vẹn với ngày xưa, trong những gian nhà rường, những khung cửi cổ xưa tưởng như thôi đã hết thời với lớp bụi thời gian phủ dầy, nay lại chuyển động nhịp nhàng với đôi bàn tay, đôi bàn chân của những người thợ dệt thạo nghề. Có thể nắm bắt quy trình làm ra một tấm lụa mượt mà thắm sắc từ lúc dạo quanh vườn dâu, xem tằm ăn dâu, nhìn thấy những sợi tơ rút ra từ kén đang đun sôi trên chảo, những sợi tơ vừa quay xong được hong khô, và nhìn những người thợ dệt miệt mài bên khung cửi để cho ra thành phẩm.

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng từng quá trình, công đoạn khác nhau, từ vườn dâu cổ thụ, nơi nuôi tằm nhả tơ đến nơi nghệ nhân dệt vải, dệt lụa từ những sợi tơ óng ánh bên khung cửi và những sản phẩm hoàn chỉnh thành chiếc áo, chiếc khăn rực rỡ màu sắc. Các bộ sưu tập đặc sắc, độc đáo được trưng bày ở Làng Lụa Hội An còn là cầu nối đưa du khách về phố Hội thu nhỏ của hơn 300 năm trước – nơi cửa ngõ của Con Đường Tơ Lụa trên biển ngày nào.

Làng Lụa Hội An

Làng Lụa Hội An ,làng nghề truyền thống hơn 300 năm tuổi

Tiếp tục hành trình về làng lụa truyền thống của đất Quảng, du khách sẽ được tham quan nhà nuôi tằm, nhà ươm tơ thủ công, nhà dệt truyền thống Champa, nhà dệt bằng máy Cửu Diễn và khu trưng bày các sản phẩm.

Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những người nghệ nhân khéo léo kéo sợi, dệt vải. Để tạo thành sản phẩm, người nghệ nhân ở từng công đoạn không chỉ có kĩ năng, tay nghề mà còn có tâm hồn nghệ thuật, sự nhiệt huyết và niềm đam mê sâu sắc.

Bên cạnh không gian truyền thống, làng lụa Hội An còn có quầy bar và nhà hàng rộng rãi, sang trọng, được sắp đặt, trang trí phù hợp với cảnh quan sinh thái, thiên nhiên thoáng mát, gợi cảm. Khách đến du lịch tại làng lụa Hội An sẽ thêm trải nghiệm, khám phá môi trường sinh thái và cảnh quan thơ mộng.

Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn và được dạy chế biến nhiều món ăn truyền thống Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng,…

Trong hành trình tham quan làng Lụa hay Bảo Tàng Gốm Sứ Hội An . Du khách sẽ được khám phá, tìm hiểu và học hỏi những điều mới lạ. Từ nghề ươm tơ, dệt lụa truyền thống của đất Việt. Qua đó. Du khách không chỉ cảm thấy thích thú mà hẳn sẽ lâng lâng những cảm xúc. Nỗi niềm và ngưỡng mộ những người nghệ nhân. Tự hào làng nghề và trân trọng từng sản phẩm thủ công truyền thống!

Vé tham quan làng lụa Hội An
VÉ THAM QUAN NỘI ĐỊA QUỐC TẾ
NGƯỜI LỚN TRẺ EM NGƯỜI LỚN TRẺ EM
Phố cổ Hội An 80.000 120.000
Làng Lụa 50.000 50.000
Làng rau Trà Quế 10.000 20.000
Thánh địa Mỹ Sơn 60.000 120.000
Cù Lao Chàm 550.000 450.000 550.000 450.000

Resort Làng Lụa Hội AN

Hội An Silk Village Resort & Spa

28 Nguyễn Tất Thành, Hội An

Giá buffet làng lụa hội an : Đặc sản Buffet 40 món gánh tại làng lụa Hội An Giá :299.000vnd

Lụa Hội An – Nơi lưu giữ vẻ đẹp truyền thống phố Hội

Đăng bởi Gia Huy vào Tháng Ba 7, 2018

Mời bạn nhấn vào 2 liên kết dưới đây để tham khảo dịch vụ

Bài viết khác:

BẢN ĐỒ CỬA HÀNG